U tuyến giáp thùy trái là một trong những bệnh nội tiết phổ biến ở nữ giới. Người bị u tuyến giáp thùy trái cần nắm rõ những thông tin về bệnh để có quá trình điều trị đạt kết quả tốt nhất. Những thông tin hữu ích sẽ được chúng tôi chia sẻ ngay sau đây.
Nội dung bài viết
1. U tuyến giáp thuỳ trái là gì?
Tuyến giáp là một trong những cơ quan đặc biệt quan trọng của cơ thể. Tuyến giáp sản xuất ra hormone chính và tham gia vào nhiều quá trình chuyển hóa quan trọng trong cơ thể. Tuyến giáp có hai thùy là thùy trái và thùy phải. U tuyến giáp thùy trái là tình trạng mà thùy trái của tuyến giáp xuất hiện một hoặc nhiều khối u.
Biểu hiện của u tuyến giáp
U tuyến giáp thùy trái có thể chứa một hoặc nhiều nhân. Nhân có thể đặc hoặc ở dạng lỏng. Các u tuyến giáp lớn và nằm ở vị trí gần bề mặt có thể nhìn thấy bằng mắt và có thể sờ thấy. Các u tuyến giáp có đường kính nhỏ hơn thì khó phát hiện bằng mắt thường mà phải dùng siêu âm và các phương pháp kiểm tra khác.
Phần lớn u tuyến giáp thùy trái không gây ra nhiều triệu chứng. Chính vì vậy việc phát hiện bệnh trong thời gian đầu khá khó khăn.
Xem thêm: Thông tin về U tuyến giáp thùy phải bạn nên tham khảo?
2. Mức độ nguy hiểm của u tuyến giáp thuỳ trái
U tuyến giáp thùy trái có thể là u ác tính hoặc là trường hợp lành tính. Thông thường, đa phần u tuyến giáp thùy trái đều là lành tính. Chỉ có khoảng 5% trường hợp là u tuyến giáp ác tính. Tuy nhiên, cho dù là u lành tính thì người bệnh cũng không được chủ quan. U tuyến giáp lành tính vẫn có thể ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và quá trình sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
U có thể phát triển thành kích thước lớn hơn gây mất thẩm mỹ và có thể chèn ép vào khí quản gây khó thở. Nếu gặp phải trường hợp bị ho cấp tính, người bệnh có nguy cơ tử vong rất cao. Nếu u tuyến giáp thùy trái tiếp tục phát triển có thể ảnh hưởng đến dây thanh quản và dây thần kinh X. Người bệnh có thể gặp phải trường hợp mất giọng, khàn giọng. Khi u tuyến giáp chèn ép tới các vùng khác có thể tạo nấc, khó nuốt thức ăn, tim đập nhanh.
Đặc biệt, nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, u lành tính có thể phát triển thành u tuyến giáp ác tính dẫn tới ung thư.
3. Tiên lượng u tuyến giáp thuỳ trái
So với các loại u bướu khác, u tuyến giáp thùy trái được xếp vào loại khá lành. Chỉ có một tỷ lệ nhỏ trường hợp u là ác tính. Trường hợp u lành tính có thể điều trị tích cực bằng nhiều phương pháp khác nhau. Nếu là u ác tính, tiên lượng bệnh cũng khá tốt nếu được phát hiện sớm và có phương pháp điều trị phù hợp.
Nếu bệnh nhân dưới 45 tuổi và khối u tuyến giáp có kích thước nhỏ, chưa bị di căn thì cơ hội chữa khỏi lên tới 90-97%. Khi khối u có kích thước khoảng 2mm, nếu cắt bỏ hoàn toàn thùy trái tuyến giáp thì thùy còn lại vẫn hoạt động bình thường. Khả năng sống thêm của các bệnh nhân u tuyến giáp ác tính trong vòng 10 năm gần như 100%.
4. Cách kiểm tra u tuyến giáp thuỳ trái
Khi thấy xuất hiện các dấu hiệu xuất hiện nghi ngờ là u tuyến giáp thùy trái, bạn nên đến ngay các cơ sở khám chữa bệnh để được kiểm tra. Các bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng của bạn bằng những phương pháp sau đây:
Xem xét bên ngoài, kiểm tra lịch sử y tế:
Khám bệnh và theo dõi thường xuyên
- Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn ngẩng cổ, nuốt xuống để theo dõi sự di chuyển nếu có của khối u tuyến giáp thùy trái.
- Hỏi xem liệu bạn có trải qua điều trị bức xạ trên đầu hoặc cổ khi còn bé hay không.
- Hỏi về tiền sử gia đình có ai mắc bệnh tuyến giáp.
- Xem xét tiền sử các vấn đề về tuyến giáp khác.
Bác sĩ sẽ sử dụng một hoặc nhiều xét nghiệm sau đây để chẩn đoán và đánh giá hoàn thiện:
- Siêu âm tuyến giáp để kiểm tra cấu trúc của u tuyến giáp.
- Quét tuyến giáp để tìm hiểu xem hạch có nóng, ấm hoặc lạnh không (xét nghiệm này thường được thực hiện khi tuyến giáp hoạt động quá mức).
- Xét nghiệm máu, để kiểm tra mức độ hormone tuyến giáp và hormone kích thích tuyến giáp (TSH).
- Sinh thiết tuyến giáp bằng cách dùng ống nhỏ để thu thập một mẫu của nốt để thử nghiệm trong phòng thí nghiệm. Phương pháp này có thể xác định u tuyến giáp thùy trái của bạn là lành tính hay ác tính.
5. Cách điều trị u tuyến giáp thuỳ trái
Các lựa chọn điều trị của bạn sẽ phụ thuộc vào kích thước và loại u tuyến giáp. Nếu u tuyến giáp thùy trái không phải là ung thư và không gây ra vấn đề gì, bác sĩ có thể quyết định rằng nó không cần điều trị. Thay vào đó, họ sẽ theo dõi chặt chẽ các khối u tuyến giáp bằng cách yêu cầu người bệnh đi khám định kỳ và siêu âm thường xuyên.
Nếu u tuyến giáp của bạn nóng hoặc sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp, bác sĩ có thể sẽ sử dụng iốt phóng xạ hoặc phẫu thuật để loại bỏ u tuyến giáp.
Phẫu thuật u tuyến giáp bằng phương pháp nội soi
Phương pháp phẫu thuật áp dụng với các khối u tuyến giáp to gây mất mất mỹ hoặc gây khó nuốt, khó thở. Sau phẫu thuật u tuyến giáp, người bệnh có thể đối mặt với các biến chứng như hạ Canxi, chảy máu, suy giáp,… Vì vậy việc phẫu thuật cần được cân nhắc và thực hiện bởi các bác sĩ có chuyên môn.
Phương pháp điều trị bằng i-ốt phóng xạ giúp hạn chế sự phát triển của nhân giáp. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai không nên áp dụng phương pháp này.
Nếu bạn đã trải qua các dấu hiệu của cường giáp, điều này sẽ giải quyết các triệu chứng khó chịu. Nếu quá nhiều tế bào tuyến giáp của bạn bị phá hủy hoặc loại bỏ trong quá trình điều trị, bạn có thể cần phải sử dụng hormone tuyến giáp tổng hợp liên tục.
Để thay thế cho iốt phóng xạ hoặc phương pháp phẫu thuật, bác sĩ có thể cố gắng điều trị u tuyến giáp thùy trái bằng cách cho bạn dùng thuốc chặn tuyến giáp.
Bác sĩ cũng có thể sử dụng hút kim tốt để dẫn lưu u tuyến giáp của bạn nếu nó chứa đầy chất lỏng. Sau vài lần chọc hút, u tuyến giáp dạng lỏng sẽ có xu hướng tự động biến mất.
Trong quá trình điều trị u tuyến giáp thùy trái, để bệnh mau khỏi, người bệnh cần lưu ý:
- Tuân thủ phương pháp điều trị do bác sĩ đưa ra.
- Thực hiện đúng chế độ ăn uống và sinh hoạt được bác sĩ khuyên trong khi điều trị.
- Tránh vận động mạnh, hoạt động quá sức, có chế độ nghỉ ngơi hợp lý.
- Không tự ý sử dụng thuốc bổ, thực phẩm chức năng, thuốc Đông y khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ.
- Tuân thủ thời gian dùng thuốc, liều lượng thuốc nếu có.
Xem thêm: Bị U tuyến giáp có sinh con được không?
6. Địa chỉ điều trị u tuyến giáp thuỳ trái
Bệnh nhân khi có nhu cầu thăm khám, kiểm tra, điều trị u tuyến giáp thùy trái cần tới các cơ sở khám chữa bệnh uy tín để điều trị. Một số địa chỉ điều trị u tuyến giáp chất lượng cho các bạn tham khảo gồm:
Miền Bắc:
Bên ngoài bệnh viện K – cơ sở 1
- Bệnh viện K: Đây là bệnh viện tuyến đầu cả nước điều trị các bệnh về u bướu, ung thư. Với bề dày lịch sử, bệnh viện có đội ngũ y bác sĩ chất lượng và trang thiết bị y tế hiện đại, đảm bảo tốt cho quá trình thăm khám và chữa bệnh của người dân.
- Cơ sở 1: Số 43 Quán Sứ, Phường Hàng Bông, Quận Hoàn Kiếm.
- Cơ sở 2: Tựu Liệt, Phường Tam Hiệp, Quận Thanh Trì.
- Cơ sở 3: Số 30 Cầu Bươu, Phường Tân Triều, Quận Thanh Trì.
- Bệnh viện Nội tiết Trung ương: Bệnh viện chuyên khám và điều trị các bệnh rối loạn chuyển hóa nội tiết. Các bác sĩ chuyên khoa hàng đầu trong ngành nội tiết và rối loạn chuyển hóa sẽ giúp bệnh nhân được điều trị tốt nhất. Với bề dày lịch sử hơn 50 năm bệnh viện là địa chỉ uy tín và tin cậy của nhiều bệnh nhân.
- Cơ sở 1: Ngõ 215 Ngọc Hồi – Tứ Hiệp – Thanh Trì.
- Cơ sở 2: Số 80 Ngõ 82 Yên Lãng – Đống Đa.
Bệnh viện nội tiết Trung Ương
- Bệnh viện Việt Đức: Là địa chỉ khám chữa bệnh tin cậy của người bệnh. Trong trường hợp u tuyến giáp cần phẫu thuật thì bệnh viện Việt Đức là nơi điều trị chất lượng. Đây là một trong những trung tâm phẫu thuật lớn nhất Việt Nam.
- Địa chỉ: 40 Tràng Thi, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Miền Trung:
- Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng: Bệnh viện hàng đầu tại khu vực miền Trung với nhiều chuyên khoa khác nhau trong đó có khoa nội tiết. Bệnh viện đang ngày càng được mở rộng và trang bị nhiều thiết bị khám chữa bệnh hiện đại.
- Địa chỉ khám bệnh: 124 Hải Phòng, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
- Bệnh viện Trung ương Huế: Bệnh viện với khoa ung bướu với nhiều nhân lực có trình độ chuyên môn cao với các hoạt động khám, phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, chăm sóc sau điều trị ung bướu.
- 16 Lê Lợi, TP Huế.
Miền Nam:
- Bệnh viện đại học Y dược thành phố HCM: Bệnh viện công lập nổi tiếng với các phòng mổ hiện đại, hơn 1000 giường bệnh cùng nhiều phòng khám ngoại trú đáp ứng lượng bệnh nhân lớn. Các bác sĩ có nhiều chuyên môn trong lĩnh vực tuyến giáp.
- Địa chỉ khám bệnh: Số 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TP Hồ Chí Minh.
- Bệnh viện Ung bướu TPHCM: Bệnh viện có hệ thống trang thiết bị hiện đại với nhiều máy móc tân tiến giúp điều trị u tuyến giáp hiệu quả nhất. Các bác sĩ đều có chuyên môn cao trong lĩnh vực tuyến giáp.
- Địa chỉ khám bệnh: Số 3 Nơ Trang Long, Phường 7, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh.
- Bệnh viện nhân dân 115: Bệnh viện có dịch vụ tầm soát và chẩn đoán ung thư hiệu quả cho bệnh nhân có nhu cầu thăm khám. Hệ thống trang thiết bị hiện đại hàng đầu cùng đội ngũ bác sĩ giỏi sẽ giúp bệnh nhân điều trị u tuyến giáp tốt nhất.
- Địa chỉ khám bệnh: Số 527 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, TP Hồ Chí Minh.
7. Lưu ý khi bị u tuyến giáp thuỳ trái
Để quá trình điều trị u tuyến giáp thùy trái đạt kết quả tốt nhất, người bệnh cần chú trọng đến chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt.
Những thực phẩm mà bệnh nhân u tuyến giáp thùy trái nên thêm vào thực đơn hàng ngày gồm:
- Trứng: Trứng nguyên chất là tốt nhất, vì phần lớn iốt và selen được tìm thấy trong lòng đỏ, trong khi lòng trắng chứa đầy protein.
- Thịt: Tất cả các loại thịt, bao gồm thịt cừu, thịt bò, thịt gà, v.v.
- Cá: Tất cả các loại hải sản, bao gồm cá hồi, cá ngừ, cá bơn, tôm, v.v.
- Rau: Tất cả các loại rau đều tốt để ăn trừ rau họ cải.
- Trái cây: Tất cả các loại trái cây khác bao gồm quả mọng, chuối, cam, cà chua, v.v.
- Các loại ngũ cốc và hạt không có gluten: Gạo, kiều mạch, quinoa, hạt chia và hạt lanh.
- Sữa: Tất cả các sản phẩm sữa bao gồm sữa, phô mai, sữa chua, vv
- Đồ uống: Nước và đồ uống không chứa caffein khác.
Bệnh nhân u tuyến giáp thùy trái nên tránh ăn các thực phẩm sau đây:
- Thực phẩm đậu nành: Đậu phụ, tempeh, edamame, v.v.
- Một số loại rau: Bắp cải, bông cải xanh, cải xoăn, súp lơ, rau bina, v.v.
- Trái cây và cây có tinh bột: Khoai lang, sắn, đào, dâu, v.v.
- Các loại hạt và hạt: Hạt kê, hạt thông, đậu phộng, vv
- Thực phẩm giàu Gluten: lúa mì, lúa mạch đen và lúa mạch.
- Đồ ăn chế biến sẵn: Khoai tây chiên, gà rán.
Xem thêm: Bị u tuyến giáp uống mầm đậu nành sẽ như thế nào?
Những lưu ý trong chế độ sinh hoạt:
Tích cực tập luyện thể dục thể thao.
- Nghỉ ngơi nhiều: Hãy đảm bảo giấc ngủ từ 7-8 giờ mỗi đêm. Ngủ không đủ giấc sẽ làm cơ thể mệt mỏi, uể oải và suy giảm sức đề kháng.
- Hãy thử tập yoga hoặc thiền: Yoga và thiền có thể giúp bạn giảm stress và cải thiện sức khỏe tổng thể. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng chúng có hiệu quả trong việc giúp bạn duy trì tuyến giáp khỏe mạnh.
- Không sử dụng các chất kích thích. Không hút thuốc lá, uống rượu bia và các loại đồ uống có cồn khác.
Ngoài ra, người bệnh u tuyến giáp cũng cần tuân thủ việc đi khám định kỳ đều đặn theo chỉ định của bác sĩ. Việc khám sức khỏe định kỳ giúp đánh giá quá trình điều trị u tuyến giáp và phát hiện sớm các nguy cơ gây hại.
Nắm rõ những thông tin được chia sẻ trên đây sẽ giúp quá trình điều trị u tuyến giáp thùy trái của bạn đạt kết quả tốt nhất. Kết hợp giữa phương pháp điều trị chính xác và chế độ sinh hoạt, ăn uống khoa học sẽ giúp bạn kiểm soát tốt hơn tình trạng của mình.