Bệnh nhân ung thư tuyến giáp có nên ăn yến hay không? 

Tổ yến được coi như món ăn đại bổ trong y học cổ truyền nên được rất nhiều người bệnh tìm mua. Vậy ung thư tuyến giáp có nên ăn yến hay không? Liệu sử dụng yến trong trường hợp này có thật sự bổ? Hãy cùng lắng nghe những lời tư vấn từ chuyên gia ngay dưới đây nhé. 

[Hỏi] 

Xin chào bác sĩ, tôi hiện đang chăm sóc cha đang bị ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu. Vì sức khỏe lúc này của cha khá yếu do tuổi cao cùng với tình trạng bệnh khiến cơ thể bị suy nhược nghiêm trọng nên tôi có ý định mua yến về để tẩm bổ. Không biết trong tổ yến có chất gì gây ảnh hưởng với quá trình điều trị không? Nếu ăn được thì tôi nên chế biến theo cách nào, ăn với tần suất ra sao để tăng cường sức khỏe cũng như đạt hiệu quả chữa trị cao? Rất mong được các bác sĩ tư vấn. Xin cảm ơn. 

yến sào, táo tàu là những vị thuốc bổ dưỡng

Tổ yến

Xem thêm: 4 loại ung thư tuyến giáp phổ biến nhất

1. Yến có những chất dinh dưỡng gì? 

Theo quan niệm y học cổ truyền, tổ yến rất bổ dưỡng và có khả năng bồi bổ sức khỏe cực kỳ tốt. Vì khá khó khai thác nên tổ yến luôn nằm trong nhóm cao lương mỹ vị, chỉ được dâng lên vua chúa thời xưa. Trên thực tế, tổ yến có hàm lượng dinh dưỡng tương đối cao. 

1.1. Protein 

Hàm lượng protein trong yến cực kỳ cao, lên tới 55%. Đối với cơ thể người, protein đóng vai trò quan trọng trong quá trình làm lành vết thương. Đồng thời, protein cũng đóng góp nhiều vào quá trình chống nhiễm trùng trong và sau phẫu thuật, tăng cường sức khỏe khi điều trị hóa chất và xạ trị. 

Protein tham gia vào quá trình hồi phục lại các khối nạc/cơ mà cơ thể đã mất do tăng quá trình dị hóa của cơ thể do ung thư gây nên. Ngoài ra, nó còn giúp người bệnh cảm thấy ngon miệng hơn, kích thích khả năng thèm ăn để việc bồi bổ sức khỏe thêm hiệu quả. 

1.2. Aspartic Acid 

Hàm lượng aspartic acid có trong tổ yến lên tới 4,69% giúp cơ thể được tăng cường tái tạo tế bào cơ, các mô và da bị tổn thương trong quá trình điều trị ung thư. Axit aspartic giúp xây dựng hệ miễn dịch cho cơ thể bằng cách sản sinh ra globulin miễn dịch và kháng thể quan trọng nhằm hạn chế tình trạng các tế bào ung thư lây lan mạnh hơn. Nhờ đó, tình trạng ung thư tuyến tiền liệt của người bệnh được giảm thiểu đáng kể. 

1.3. Proline 

Hàm lượng proline chiếm khoảng 5,27% trong tổ yến có tác dụng tăng cường khả năng tái tạo tế bào cơ,các mô và da bị tổn thương trong quá trình điều trị ung thư. 

1.4. Cysteine, Phenylalanine 

Cysteine, phenylalanine thuộc nhóm các Acid amin không thể thay thế. Chúng chiếm tới 4,50% trọng lượng của yến. Hai acid amin này có tác dụng tăng dẫn truyền xung động thần kinh, từ đó mà giúp tăng cường trí nhớ. Chúng cũng tăng khả năng hấp thu vitamin D từ ánh sáng mặt trời cho cơ thể. Đồng thời hỗ trợ hấp thụ vitamin D dẫn truyền canxi đến xương khớp giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, giảm các tác dụng do xạ trị ung thư gây nên. 

1.5. Tyrosine và Acid Sialic 

Acid tyrosine và acid sialic chiếm 8,6% tổ yến. 2 chất này có tác dụng giúp cơ thể phục hồi nhanh khi bị nhiễm xạ hay tổn thương hồng cầu do điều trị ung thư. Do đó, chúng phù hợp với bệnh nhân ung thư sau xạ trị, hóa trị, bệnh nhân sau khi mổ (nhất là mổ phổi, thận). 

1.6. Glucosamine 

Acid glucosamine có khả năng tăng cường phục hồi sụn bao khớp trong những trường hợp thoái hóa khớp bằng cách ức chế các men sinh học như stromelysin và collagenase (thành phần gây phá hủy sụn khớp). Sử dụng acid này rất phù hợp cho những người bị bệnh nằm phẫu thuật lâu ngày để tăng cường sức khỏe cho xương khớp, đặc biệt là với người già. 

Có thể nói rằng, yến là thực phẩm vô cùng bổ dưỡng và an toàn cho sức khỏe của những người bị ung thư tuyến giáp. Bổ sung yến là phương pháp vô cùng hiệu quả giúp người bệnh mau phục hồi sức khỏe, tăng cường sức đề kháng, cho xương khớp chắc khỏe hơn. 

2. Chế biến tổ yến như thế nào cho đúng? 

2.1. Sơ chế tổ yến

  • Ngâm và nhặt sạch lông yến trước khi chế biến nếu sử dụng yến thô. Do nghi ngại tổ yến giả, kém chất lượng nên số lượng người sử dụng tổ yến thô tăng lên khá nhiều trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, để tiết kiệm thời gian chế biến, bạn hoàn toàn có thể sử dụng các loại tổ yến đã được làm sạch sẵn. 
  • Khi chế biến yến cần chú ý đến nhiệt độ. Yến nên được nấu ở nhiệt độ vừa phải, không quá 100 độ C. Không nên nấu yến trực tiếp trên lửa như các món chè, cháo, canh hầm… để tránh làm mất các chất dinh dưỡng quý trong yến.
  • Nếu cần hâm nóng, tuyệt đối không nên sử dụng lò vi sóng. Năng lượng sóng từ của lò vi sóng rất mạnh, sẽ làm mất dưỡng chất trong yến. Tốt nhất, nên nấu yến ở liều lượng vừa phải, dùng hết ngay khi còn nóng để đảm bảo tối đa hàm lượng dinh dưỡng. 

2.2. 5 cách chế biến tổ yến

  • Yến sào chưng phèn là món ăn đơn giản nhưng cực kỳ bổ dưỡng phù hợp cho những những bệnh nhân đang điều trị ung thư.Yến sào chưng đường phèn

    Yến sào chưng đường phèn

Bạn cho 1 tổ yến sạch vào ngâm nước lạnh trong 20 – 30 phút để yến nở hết. Dùng tay bóp nhẹ cho yến nát ra rồi lọc bỏ nước ngâm đi. Yến đã làm sạch cho vào 1 bát nhỏ, cho thêm nước đủ ngập yến. 

Đem chưng yến trong nồi lớn, đổ nước vào nồi sao cho ngập tới ⅔ bát yến bên ngoài. Nên dùng xửng hấp để đảm bảo yến không bị nước tràn vào trong quá trình đun. Hấp yến trong 20-30 phút thì bắc ra, thêm đường phèn và gừng thái sợi cho hợp khẩu vị là được.  

  • Tổ yến hầm chim bồ câu là món ăn dinh dưỡng giúp những bệnh nhân phẫu thuật hoặc đang trong quá trình xạ trị phục hồi sức khỏe. 

Bạn chuẩn bị và chứng yến tương tự như trên. 

yến sào hầm sữa tươi

Yến sào hầm sữa tươi

Chuẩn bị hạt sen, vỏ quýt và táo tàu khô. Đem rửa sạch rồi ngâm trong bát nước sạch trong 30 phút, nên ngâm riêng để mùi vị của các nguyên liệu không bị lẫn. 

Chim bồ câu làm sạch, hầm chín rồi cho thêm hạt sen, vỏ quýt và táo tàu vào. Hầm thêm 30 phút cho tất cả nguyên liệu đều nhừ. Cho tổ yến chưng vào và hầm thêm 20 phút nữa, nêm gia vị vừa ăn. 

  • Tổ yến hầm với hạt sen, táo đỏ, long nhãn vừa có tác dụng thanh mát, giải độc gan do sử dụng các loại thuốc tây, đồng thời tăng sức đề kháng cho cơ thể khỏe mạnh hơn, hạn chế sự xâm nhập của các vi khuẩn có hại trong thời gian cơ thể bị suy yếu. 
  • Yến sào chưng sữa tươi là món ăn dinh dưỡng dễ chế biến thích hợp cho những người bận rộn, khó ăn uống do điều trị ung thư. 

Sơ chế và hấp yến tương tự như trên. Chuẩn bị 3 quả trứng gà, đập ra bát, đánh tan. Sau đó thêm vào 50g sữa tươi không đường. Lọc hỗn hợp qua rây cho mịn rồi đem trộn với yến đã chưng. Đem hỗn hợp yến trứng sữa hấp cách thủy khoảng 10 phút là có thể dùng được. Có thể thêm đường phèn để tạo vị ngon ngọt hơn. 

Tổ yến hấp bưởi

Tổ yến hấp bưởi

3. Lưu ý khi sử dụng Yến

Khi sử dụng yến sào, bạn cần lưu ý một số điều sau 

3.1. Tham vấn bác sĩ

Khi người bệnh có nhu cầu sử dụng bất cứ món ăn, thức uống nào trong quá trình điều trị thì tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả trong quá trình điều trị. Tốt nhất không nên tự ý sử dụng thuốc hay bất cứ các món ăn nào khi chưa xin tư vấn hay chỉ thị từ bác sĩ có chuyên môn về u bướu cao trong suốt quá trình điều trị. 

Xem thêm: 5 thông tin giành cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp của bác sỹ bệnh viện Bạch Mai

3.2. Nên ăn vào thời điểm nào trong ngày

Dùng yến sào trước khi ăn sáng khoảng 1 tiếng hoặc trước khi đi ngủ 1 tiếng là thời điểm vàng giúp cơ thể hấp thụ các dưỡng chất tối ưu nhất. Trước khi ăn sáng, bụng của bệnh nhân còn hoàn toàn rỗng nên các dưỡng chất có trong yến sào có thể hấp thụ vào cơ thể nhanh chóng và nhiều nhất. Ăn yến sào trước khi đi ngủ là thời điểm nồng độ nội tiết tăng lên rất cao, cơ thể của bạn đang trong quá trình đào thải chất thừa cũng giúp cơ thể tiếp nhận được nhiều dưỡng chất vào cơ thể hơn, nhờ đó giúp người bệnh phục hồi sức khỏe nhanh chóng. 

3.3. Lựa chọn đơn vị cung cấp uy tín

Yến sào là món ăn rất bổ dưỡng. Tuy nhiên, cần phải chọn những nhà cung cấp uy tín, nổi tiếng, có thương hiệu để đảm bảo chất lượng cũng như hiệu quả cho sức khỏe. Bạn có thể mua sản phẩm tại các siêu thị lớn, các cửa hàng chuyên về yến sào, hay mua yến thô trực tiếp tại các nhà nuôi yến. Tránh vì ham rẻ mà mua nhầm các sản phẩm hàng giả, hàng nhái mà gây ảnh hưởng trầm trọng cho sức khỏe người sử dụng. 

Tổ yến sào chất lượng cao

Tổ yến làm sẵn

3.4. Ăn bao nhiêu là đủ

Để việc ăn yến sào bổ sung sức khỏe cho những người bị ung thư tuyến giáp, cần phải sử dụng đều đặn thường xuyên mỗi ngày để có hiệu quả tốt nhất. Bạn có thể xin thêm ý kiến của bác sĩ để có thể điều chỉnh liều lượng yến ăn hằng ngày để tăng cường cho sức khỏe một cách tốt hơn. 

Xem thêm: 2 lời khuyên giành cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp tại bệnh viện K của bác sỹ

Hy vọng với những chia sẻ trên đây đã giúp bạn giải đáp băn khoăn ung thư tuyến giáp có nên ăn yến không. Mong bạn và người thân luôn khỏe mạnh và vượt qua quá trình điều trị bệnh thành công. 

5/5 - (1 bình chọn)
Tài liệu tham khảo
Trích dẫn
Bình luận Wordpress

Bình luận Facebook