Chữa bệnh basedow theo phương pháp nào đem lại hiệu quả cao nhất. 1 trong 4 phương pháp dưới đây được đưa ra dựa theo những biểu hiện bệnh ở từng giai đoạn, cần phải có sự tư vấn của bác sỹ đối với từng trường hợp bệnh nhân cụ thể.
Nội dung bài viết
1. Triệu chứng và từng giai đoạn của bệnh basedow
Mỗi một giai đoạn bệnh basedow đều có những biểu hiện khác nhau, người bệnh cần chú ý để có thể nhận biết sớm được bệnh và thăm khám hiệu quả. Nếu phát hiện bệnh sớm dựa trên những dấu hiệu nhận biết dưới đây, thì tỉ lệ chữa khỏi bệnh cũng cao hơn.
1.1. Triệu chứng nhận biết để chữa bệnh basedow
Rối loạn sắc tố da là biểu hiện dễ nhận biết nhất
- Giảm cân mặc dù thèm ăn và ăn nhiều.
- Rối loạn sắc tố da.
- Lo lắng, bồn chồn, run rẩy, khó chịu, khó ngủ (mất ngủ)
- Không dung nạp nhiệt, đổ mồ hôi
- Đau ngực, đánh trống ngực
- Khó thở, tức ngực
- Tăng tần đi ngoài (có hoặc không có tiêu chảy)
- Chu kỳ kinh nguyệt không đều
- Yếu cơ
- Khó kiểm soát bệnh tiểu đường
- Mắt lồi, vấn đề về thị lực (như nhìn đôi)
1.2. Các giai đoạn phát triển của bệnh basedow
- Bướu cổ:
Khi tuyến giáp trở nên to hơn, cổ của bệnh nhân có thể bắt đầu trông sưng lên. Bướu cổ khiến cho người bệnh gặp khó khăn trong việc nuốt thức ăn, đồ uống, gây ho và có thể làm gián đoạn giấc ngủ. Thêm vào đó, bướu cổ cũng gây ảnh hưởng nhiều tới ngoại hình của người bệnh.
Chữa bệnh basedow ở giai đoạn này đem lại tỉ lệ thành công cao nhất và ít để lại hậu quả nhất.
- Các vấn đề về mắt:
Các vấn đề về mắt liên quan đến bệnh basedow có thể từ rất nhẹ đến rất nghiêm trọng. Các triệu chứng mắt ít nghiêm trọng hơn nhưng gây ra khá nhiều khó chịu bao gồm mắt đỏ, chảy nước mắt, cảm giác cát hoặc bụi trong mắt và nhạy cảm với ánh sáng. Khi bệnh càng nặng, tình trạng mắt lồi sẽ càng trở nên trầm trọng hơn, không chỉ gây ra nhiều khó chịu và còn ảnh hưởng rất lớn tới ngoại hình, làm người bệnh mất tự tin.
- Làm dày da:
Một số bệnh nhân có thể bị dày da ở phía trước chân, phần xương chày. Các rối loạn do bệnh gây ra trong cơ thể sẽ sinh ra các tổn thương da loang lổ và ửng đỏ da.
Mắt lồi và bướu cổ là 2 biểu hiện dễ nhận biết nhất mà người bệnh cũng như những người xung quanh có thể dễ dàng quan sát thấy bằng mắt thường. Nếu thấy bản thân hoặc người quen có các biểu hiện khả nghi, hãy thông báo và tìm tới các trung tâm uy tín để khám chữa kịp thời nhé.
Biểu hiện của bệnh basedow
2. Các phương pháp chữa bệnh basedow
Bệnh có thể được điều trị bằng những phương pháp điều trị phổ biến dưới đây:
- Liệu pháp iốt phóng xạ:
Với liệu pháp này, người bệnh được uống iốt phóng xạ hoặc radioiodine bằng miệng. Do tuyến giáp cần iốt để sản xuất hormone nên radioiodine đi vào tế bào tuyến giáp và phóng xạ phá hủy các tế bào tuyến giáp hoạt động quá mức theo thời gian. Điều này làm cho tuyến giáp co lại và các triệu chứng giảm dần, thường là trong vài tuần đến vài tháng.
Các tác dụng phụ có thể bao gồm đau ở cổ và tăng hormone tuyến giáp tạm thời. Liệu pháp radioiodine không được sử dụng để điều trị cho phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ đang cho con bú,
Bởi vì phương pháp điều trị này khiến hoạt động của tuyến giáp suy giảm, bạn có thể sẽ cần điều trị sau đó để cung cấp cho cơ thể một lượng hormone tuyến giáp bình thường.
Liệu pháp điều trị bệnh basedow bằng phương pháp i ốt phóng xạ
- Dùng thuốc chống tuyến giáp:
Thuốc chống tuyến giáp can thiệp vào việc sử dụng iốt của tuyến giáp để sản xuất hormone. Những loại thuốc theo toa này bao gồm propylthiouracil và methimazole (Tapazole).
Khi hai loại thuốc này được sử dụng một mình, tái phát bệnh cường giáp có thể xảy ra sau đó. Thuốc chống tuyến giáp cũng có thể được sử dụng trước hoặc sau khi điều trị bằng radioiodine như một phương pháp điều trị bổ sung.
Tác dụng phụ của cả hai loại thuốc bao gồm phát ban, đau khớp, suy gan hoặc giảm các tế bào bạch cầu chống lại bệnh tật. Methimazole không được sử dụng để điều trị cho phụ nữ mang thai trong ba tháng đầu tiên vì nguy cơ dị tật bẩm sinh nhẹ.
Việc sử dụng hai loại thuốc này để chữa bệnh basedow cần phải được sự tư vấn đặc biệt chi tiết của bác sỹ.
- Thuốc ức chế Beta:
Những loại thuốc này không ức chế sản xuất hormone tuyến giáp, nhưng chúng ngăn chặn tác dụng của hormone đối với cơ thể. Chúng có thể giúp giảm nhịp tim khá nhanh, run, lo lắng hoặc khó chịu, đổ mồ hôi, tiêu chảy và yếu cơ.
Một số loại thuốc ức chế Beta là: Propranolol, Atenolol (Tenormin), Metoprolol (Lopressor, Toprol-XL), Nadolol (Corgard)
Thuốc ức chế beta thường không được kê đơn cho người bị hen suyễn, vì thuốc có thể gây ra cơn hen.
- Phẫu thuật:
Mặc dù phẫu thuật tuyến giáp là một lựa chọn nhưng nó ít được sử dụng hơn. Bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật nếu các phương pháp điều trị trước đó không có kết quả chính xác. Hoặc, nếu nghi ngờ ung thư tuyến giáp hay phụ nữ mang thai không thể dùng thuốc chống tuyến giáp.
Nếu phẫu thuật là cần thiết, bác sĩ có thể loại bỏ toàn bộ tuyến giáp để loại bỏ nguy cơ cường giáp tái phát. Người bệnh sẽ cần điều trị thay thế hormone tuyến giáp trên cơ sở liên tục nếu phẫu thuật. Người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để tìm hiểu thêm về lợi ích và rủi ro của các lựa chọn điều trị khác nhau.
Phẫu thuật đem lại hiệu quả điều trị bệnh cao
3. Lưu ý khi chữa bệnh basedow
Người bệnh trong quá trình điều trị cần lưu ý những điểm sau để việc điều trị nhanh chóng có hiệu quả:
- Thực hiện đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, tuân thủ mọi lời khuyên của bác sĩ điều trị trong chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày.
- Không được tự ý sử dụng thuốc, tăng giảm liều lượng thuốc hoặc thời gian dùng thuốc khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ.
- Không sử dụng các chất kích thích, không uống rượu bia, hút thuốc lá.
- Tránh hoạt động thể lực quá mạnh gây mất sức.
- Luyện tập cơ thể bằng những bài tập phù hợp.
- Tránh stress, cố gắng thư giãn cơ thể.
- Liên hệ ngay với bác sĩ khi thấy các triệu chứng bất thường của cơ thể trong quá trình điều trị.
Thăm khám bệnh thường xuyên hạn chế nguy cơ tái phát
Quá trình chữa bệnh basedow không quá khó khăn nếu như bệnh được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Chúc các bạn thành công!