Người bệnh bị u tuyến giáp có nguy hiểm không?

“Bị u tuyến giáp có nguy hiểm không?” là câu hỏi của rất nhiều người bệnh đang mắc phải bệnh lý về u tuyến giáp. Bài viết sau đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin và giải đáp mọi thắc mắc của bạn về vấn đề này.

U tuyến giáp là bệnh gì và người bị u tuyến giáp có nguy hiểm không?

Là bệnh lý thường gặp và phổ biến hiện nay, cứ 5 nữ giới mắc bệnh này thì lại có 1 nam giới mắc bệnh theo tỷ lệ nữ nhiều hơn nam gấp 5 lần.

U tuyến giáp có khả năng chữa trị khỏi hoàn toàn khá cao tuy lên đến từ 90% đến 100% đối với bệnh u tuyến giáp lành tính và tỷ lệ sẽ thấp hơn rất nhiều khi người bệnh được chẩn đoán ung thư tuyến giáp hay còn được gọi là u tuyến giáp ác tính.

bi u tuyen giap nguy hiem khong

U tuyến giáp là tình trạng hình thành và phát triển một khối mô hoặc tế bào, tập trung ở vùng cổ họng, làm thay đổi chức năng tuyến giáp và sức khỏe của cơ thể người bệnh.

Cơ bản người mắc bệnh u tuyến giáp không nguy hiểm về tính mạng tuy nhiên bệnh nên được phát hiện sớm và kịp thời can thiệp điều trị, tránh tình trạng bệnh tiến triển nặng và biến chứng gây nguy hiểm và ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh.

Để xác định được bản thân mình mắc u tuyến giáp lành tính hay u tuyến giáp ác tính, người bệnh nên đến địa chỉ thăm khám và làm các xét nghiệm như: khám lâm sàng tuyến giáp, xét nghiệm chức năng tuyến giáp, siêu âm tuyến giáp, chọc hút tế bào bằng kim nhỏ khối u tuyến giáp để khẳng định tính chất ác tính hay lành tính của u, xạ hình khối u tuyến giáp,… Sau đó, các bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác rằng bạn đã mắc ung thư tuyến giáp hay chỉ là u tuyến giáp lành tính.

Người mắc u tuyến giáp lành tính có nguy hiểm đến tính mạng?

Như ở phần trên chúng tôi đã đề cập, hầu hết những người mắc u tuyến giáp lành tính đều không bị ảnh hưởng đến tính mạng. Tuy nhiên, trong cuộc sống như giao tiếp, ăn uống và sinh hoạt hàng ngày người bệnh phải chịu những khó khăn như: khó nói chuyện, khó thở, khó ăn, khó nuốt, vướng nghẹn, khối u chèn vào thanh quản gây khàn tiếng, khối u to ở cổ gây mất thẩm mỹ làm người bệnh cảm thấy tự ti mỗi khi tiếp xúc hay giao tiếp với người ngoài,….

Người mắc bệnh u tuyến giáp lành tính hoàn toàn có thể yên tâm theo dõi tình hình sức khỏe và sử dụng thuốc điều trị (theo chỉ định của bác sĩ); trong trường hợp khối u nhỏ và có xu hướng giảm dần về kích thước thì người bệnh không phải can thiệp bằng các phương pháp điều trị khác. 

Ngoài ra để hỗ trợ điều trị u tuyến giáp lành tính và làm giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh như: khó thở, hụt hơi, tim đập nhanh, vướng nghẹn,… đặc biệt giúp hỗ trợ ức chế sự phát triển của các khối u, ngăn ngừa di căn và làm tăng sức đề kháng của cơ thể thì người bệnh mắc u tuyến giáp nên lựa chọn bộ giải pháp: Ancan – Angiap giúp người bệnh đảm bảo hoạt động bình thường của các khối u tuyến giáp lành tính. 

U tuyến giáp ác tính có nguy hiểm đến tính mạng?

Bệnh lý u tuyến giáp ác tính hay còn được gọi với cái tên khác là ung thư tuyến giáp. Nhiều người cứ nhắc đến hai chữ “Ung thư” thì thường nghĩ đến “án tử” nhưng không. Ung thư tuyến giáp là bệnh có tỷ lệ số người mắc phải được đánh giá là tương đối cao nhưng về y học, ung thư tuyến giáp lại được xem là bệnh lành tính.

U tuyến giáp ác tính được chia thành các thể khác nhau, với mức độ nguy hiểm và biểu hiện cũng khác nhau. Trong đó ung thư tuyến giáp thể nhú là loại bệnh thường gặp nhất khi có đến hơn 85% số người mắc phải căn bệnh này.

Về giới tính, phụ nữ mắc bệnh u tuyến giáp nhiều hơn đàn ông, mức độ nguy hiểm của bệnh này cũng không thật sự đáng lo ngại như các bệnh ung thư khác. Bởi khi phát hiện sớm căn bệnh này người bệnh có thể an tâm điều trị vì khả năng chữa trị khỏi căn bệnh ung thư tuyến giáp này rất cao.

Tuy nhiên, do bệnh phát triển âm thầm và rất khó nhận biết vì vậy khi người bệnh phát hiện thì chủ yếu đã ở giai đoạn muộn, khiến cho việc điều trị bệnh trở nên khó khăn hơn, tỷ lệ điều trị khỏi bệnh cũng thấp hơn rất nhiều. Và trong khoảng thời gian này, người bệnh mắc u tuyến giáp ác tính sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng.

kham u tuyen giap o dau

Để phát hiện căn bệnh này, người bệnh có thể dựa vào một số các biểu hiện điển hình của bệnh như sau:

  • Khối u xuất hiện bất thường: Những người mắc bệnh u tuyến giáp ác tính thường phát hiện đến 90% khối u ở cổ vì vậy khi có đặc điểm này, bạn chớ nên chủ quan mà hãy đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời tránh những biến chứng không may xảy ra.
  • Giọng nói bị khàn, khó nói: Người bệnh có thể bị nhầm lẫn với các triệu chứng của bệnh viêm họng do cảm lạnh, gió mùa. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài thì người bệnh nên lựa chọn việc kiểm tra bệnh để biết chính xác rằng mình đang mắc bệnh gì và ở giai đoạn nào của bệnh. 
  • Ho nhiều mãi không khỏi: Nếu cảm thấy ho mãi không khỏi thì bạn có thể nghĩ ngay đến các triệu chứng của bệnh u tuyến giáp nhé, vì vậy bạn có thể đi khám và xét nghiệm nếu tình trạng này kéo dài ngay cả khi bạn sử dụng thuốc.
  • Nuốt khó khăn, nghẹn cổ: Là biểu hiện rất dễ để nhận biết về các bệnh u tuyến giáp, khi này các khối u đã phát triển to lên, khiến thanh khí quản bị chèn ép làm cho người bệnh có triệu chứng nuốt nghẹn, khó thở.

Dựa vào những dấu hiệu ở trên sẽ giúp bạn xác minh được mình có mắc u tuyến giáp hay không và bị u tuyến giáp có nguy hiểm không

Bị u tuyến giáp có nguy hiểm không, sống được bao lâu?

Nếu nói về khả năng sống thọ được của căn bệnh này thì người bệnh có thể yên tâm khi tiên lượng của bệnh rất tốt. Người được chẩn đoán u tuyến giáp lành tính thì bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi và người bệnh sống rất lâu. Còn đối với người được chẩn đoán ung thư tuyến giáp thì còn phụ thuộc rất nhiều vào thể trạng của người bệnh và mức giai đoạn của người bệnh. 

Riêng đối với người mắc ung thư tuyến giáp thể nhú khi bệnh nhân sớm phát hiện bệnh và có những biện pháp điều trị phù hợp thì thời gian sống của bệnh nhân có thể lên tới 20 năm thậm chí có thể sống với thời gian sống như một người bình thường.

Hy vọng với những thông tin được cung cấp ở trên sẽ giúp bạn trả lời được câu hỏi: “Người bị u tuyến giáp có nguy hiểm không?”.

                                                                                                           *Bài viết được tham vấn bởi BS. Chu Thị Hân

Rate this post
Tài liệu tham khảo
Trích dẫn
Bình luận Wordpress

Bình luận Facebook