Quy trình điều trị nhân tuyến giáp theo tiêu chuẩn đạt hiệu quả cao

Bệnh ”nhân tuyến giáp” là một căn bệnh phổ biến có tới 4 – 7 % dân số mắc bệnh. Nên việc điều trị nhân tuyến giáp để chữa khỏi hoàn toàn là vô cùng cần thiết và phải làm luôn khi phát hiện bệnh. Nếu không bệnh ”nhân tuyến giáp” có thể phát triển thành ung thư tuyến giáp hoặc các bệnh lý nặng hơn như ung thư tuyến giáp. Bài viết này cung cấp một góc nhìn tổng quan về quy trình điều trị bệnh nhân tuyến giáp đã được chuẩn hóa theo tài liệu hướng dẫn của Bộ Y tế. Chi tiết:

Nội dung bài viết

1. Khi nào bạn cần đi khám bệnh ”nhân tuyến giáp”

Biểu hiện ra bên ngoài của bệnh ”nhân tuyến giáp” rất hạn chế có những dấu hiệu giống với những bệnh lý thông thường khác. Cụ thể các dấu hiệu có thể gặp phải ở bệnh nhân tuyến giáp:

Nữ giới thường dễ mắc bệnh nhân tuyến giáp hơn nam giới

Minh họa bệnh nhân tuyến giáp phát triển như nào

  • Hay mệt mỏi, mất sức: Trong một thời gian dài dù đã nghỉ ngơi và ăn uống đầy đủ nhưng vẫn thấy cơ thể liên tục có biểu hiện mệt mỏi mất sức thì lên đi khám. Đây có thể là dấu hiệu đầu tiên của bệnh ”nhân tuyến giáp”.
  • Tăng cân hoặc tăng khó giảm cân: Biểu hiện này thường xảy ra khi người bệnh mắc bệnh ”nhân tuyến giáp” ác tính đã phát triển thành tế bào ung thư. Tuy nhiên, dấu hiệu này cũng giống như mọi dấu hiệu bệnh ung thư khác. Khi có dấu hiệu này cần đi khám càng sớm càng tốt.
  • Tóc khô ráp, sần sùi và rụng tóc: Biểu hiện này thường không rõ ràng và khiến người bệnh chủ quan.
  • Nhạy cảm với nhiệt độ lạnh (người bệnh không thể chịu được nhiệt độ lạnh như những người xung quanh).
  • Chuột rút cơ bắp và đau cơ thường xuyên: Đối với nhân viên văn phòng dấu hiệu này thường không xuất hiện vì môi trường làm việc và công việc sử dụng nhiều thể lực nên ít gặp phải.
  • Hay bị táo bón
  • Tâm trạng hay thay đổi, dễ phiền muộn, hay cáu gắt
  • Suy giảm trí nhớ
  • Chu kỳ kinh nguyệt bất thường
  • Giảm ham muốn

Thực tế không thể dựa vào những dấu hiệu này để phán đoán bệnh u tuyến giáp được vì có rất nhiều trường hợp bị bệnh mà không hề có bất kỳ dấu hiệu nào trong 10 dấu hiệu ở trên. Mà chỉ phát hiện bệnh ở giai đoạn sau khi bệnh đã nghiêm trọng và biểu hiện rõ ràng ra bên ngoài.

  • Tập thể dục, thể thao.
  • Khám bệnh định kỳ.

Là 2 lời khuyên để có cơ hội phát hiện bệnh ”nhân tuyến giáp” ở giai đoạn sớm và tăng tỉ lệ cơ hội điều trị bệnh hiệu quả.

2. Khám bệnh ”nhân tuyến giáp”

Sau khi nhận thấy những dấu hiệu của bệnh, người bệnh cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế đủ điều kiện để khám bệnh ”nhân tuyến giáp”. Sau đó, tùy vào kết quả thăm khám sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất:

Phát hiện sớm khi có dấu hiệu mắc bệnh nhân tuyến giáp giúp việc điều trị dễ dàng hơn

Phát hiện bệnh sớm làm tăng khả năng chữa khỏi hoàn toàn

2.1. Điều kiện của cơ sở khám chữa bệnh ”nhân tuyến giáp”

Điều kiện của cơ sở khám chữa bệnh ”nhân tuyến giáp” phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Là bệnh viện tuyến Huyện trở lên
  • Là bệnh viện tư nhân có đầy đủ hệ thống xét nghiệm và chuẩn đoán hình ảnh tương đương với cấp huyện trở nên
  • Có bác sỹ chuyên khoa đã có kinh nghiệm trong việc chuẩn đoán bệnh về tuyến giáp

2.2. Quy trình khám bệnh ”nhân tuyến giáp” như thế nào?

Quy trình khám bệnh chung tại các cơ sở y tế gồm các bước sau:

  • Bước 1: Gọi điện đặt lịch hẹn, hoặc đến cơ sở y tế trong giờ hành chính. Lấy số thứ tự và xếp hàng đợi đến lượt.
  • Bước 2: Vào phòng khám của bác sỹ chuyên khoa, nên lựa chọn những bác sỹ có trình độ chuyên môn cao thuộc hàng chuyên gia tại các cơ sở này để thăm khám. Dù giá dịch vụ có cao hơn so với mức thông thường.
  • Bước 3: Bác sỹ dựa vào những dấu hiệu của bệnh nhân để chỉ định xét nghiệm các thông số cần thiết như xét nghiệm máu, chụp CT cắt lớp ….
  • Bước 4: Người bệnh theo hướng dẫn, tiến hành các xét nghiệm ở từng phòng ban. Đợi có kết quả và quay trở lại phòng khám chuyên gia ban đầu.
  • Bước 5. Bác sỹ dựa vào các kết quả xét nghiệm và đưa ra kết luận, giải thích tình trạng bệnh cho bệnh nhân. Đưa ra các hướng điều trị tiếp theo như điều trị tại nhà hoặc nhập viện điều trị.

Tại các cơ sơ tư nhân thường bệnh nhân sẽ được hướng dẫn tận tình hơn là các bệnh viện công. Do số lượng người tới các cơ sở y tế công thường rất đông, cho nên người bệnh cần chủ động đi sớm, hỏi hướng dẫn của bảo vệ để có thể tiết kiệm thời gian đợi chờ.

Sau khi đã chắc chắn mắc bệnh ”nhân tuyến giáp” người bệnh cần thực hiện thêm một số những xét nghiệm chính xác là sinh thiết tế bào ”nhân tuyến giáp” để xác định mình bị u lành tính hay u ác tính.

Tùy từng trường hợp sẽ quyết định lựa chọn 1 hoặc kết hợp nhiều phương pháp điều trị nhân tuyến giáp dưới đây:

3. Điều trị nhân tuyến giáp bằng Thyroxine

Những người bệnh trẻ có kích thước khối u nhỏ có thể điều trị được

Người trẻ có nhân tuyến giáp nhỏ được ưu tiên điều trị bằng phương pháp này

Việc chỉ đinh ức chế Thyroxine hay còn có tên khác là Levothyroxin thuốc gây nhiều tranh cãi và không phải là điều trị thường quy vì tỷ lệ có đáp ứng là rất thấp.

3.1. Thành phần thuốc

Levothyroxine đây là chất đồng phả tả truyền của thyroxin, hormone chủ yếu của tuyến giáp. Trên thị trường là chế phẩm tổng hợp.

3.2. Nguyên tắc điều trị

Việc sử dụng Thyroxin là để điều hòa lượng hormon tuyến giáp tiết ra. Và phải đưa TSH xuống thấp hơn 0,3 mU/l trong thời gian từ 6-12 tháng nhằm ngăn ngừa sự phát triển của các nhân lành tính

Nếu sau 12 tháng có giảm kích thước nhân trên siêu âm thì có thể kéo dài thời gian dùng thuốc cho đến khi nhân tiêu biến hẳn.

3.3. Đối tượng điều trị

  • Bệnh nhân sống ở vùng thiếu Iode
  • Bệnh nhân trẻ có nhân tuyến giáp nhỏ
  • Bệnh nhân được chuẩn đoán có bướu keo với điều kiện không phải là nhân tự chủ và đã loại trừ ác tính.
  • Bệnh nhân có tuyến ức to lúc còn nhỏ.
  • Bệnh nhân sau mổ nhân giáp và có tiền sử chiếu xạ điều trị chứng cá. Tỉ lệ tái phát của nhóm bệnh nhân này thấp hơn 5 lần so với việc điều trị bằng các phương pháp khác.

3.4. Các bước thực hiện

Thyroxine có dạng thuộc uống và dạng lỏng để tiêm vào cơ thể theo đường tĩnh mạch hoặc tiêm bắp. Liều dùng phải được điều chỉnh cẩn thận theo nhu cầu và đáp ứng của mỗi người.

  • Bước 1: Bác sỹ chỉ định tiêm hoặc dùng thuốc theo đơn.
  • Bước 2: Theo dõi các dấu hiệu sau khi dùng thuốc.
  • Bước 3: Định kỳ khám lại theo lịch

3.5. Chi phí chữa bệnh ”nhân tuyến giáp”

Chi phí điều trị Bệnh ”nhân tuyến giáp” bao gồm chi phí khám và điều trị bệnh. Thông thường, người bệnh cần chi trả từ 900.000 – 1.100.000 VND để làm các xét nghiệm như sau:

  • Siêu âm tuyến giáp
  • Xét nghiệm TSH
  • Xét nghiệm T3
  • Xét nghiệm T4
  • Xét nghiệm FT3
  • Xét nghiệm FT4

Chi phí để điều trị bằng Thyroxine sẽ dao động ở mức 3.000.000 – 4.000.000 VNĐ cho mỗi liệu trình điều trị. Như vậy, để điều trị khỏi hoàn toàn bệnh ”nhân tuyến giáp” bằng thyroxine thì người bệnh cần chi trả khoảng 5.000.000 VND. Đây là mức chi phí khá rẻ so với các phương pháp khác.

3.6. Lưu ý khi điều trị bằng thuốc Thyroxine

Tác dụng phụ, sau khi điều trị bằng thyroxine người bệnh thường gặp các biểu hiện sau đây:

  • Sụt cân
  • Đánh trống ngực
  • Hồi hộp, dễ kích thích.
  • Co cứng bụng
  • Vã mồ hôi, nhịp tim nhanh, loạn nhịp tim.
  • Đau thắt ngực, run, đau đầu, mất ngủ
  • Không chịu được nóng sốt.

Biểu hiện hiếm gặp

  • Rụng tóc
  • Dị ứng
  • Tăng chuyển hóa, suy tim
  • Loãng xương

4. Phương pháp điều trị ”nhân tuyến giáp” bằng phẫu thuật

Là phương pháp hiệu quả nhất, triệt để nhất để loại bỏ ”nhân tuyến giáp” đi ra khỏi cơ thể.

Phẫu thuật chữa trị nhân tuyến giáp

Phẫu thuật là phương pháp can thiệp cần thiết khi bệnh ở giai đoạn cuối

4.1 Nguyên tắc điều trị

Loại bỏ nhân tuyến giáp bằng phương pháp can thiệp ngoại khoa.

4.2 Đối tượng điều trị

  • Tế bào ung thư hoặc nghi ngờ là tế bào ung thư tuyến giáp lâm sàng hoặc kết quả tế bào học.
  • Bướu tuyến giáp có kích thước quá lớn gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
  • Bướu nhân giáp nóng kèm theo các triệu chứng cường giáp cũng có thể cần phẫu thuật.

4.3. 3 dạng điều trị bằng phẫu thuật

  • Cắt bỏ nửa tuyến giáp
  • Cắt bỏ hầu hết tuyến giáp
  • Cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp

4.4. 6 bước thực hiện phương pháp phẫu thuật.

  • Bước 1: Bác sỹ chỉ định phẫu thuật nếu người bệnh đủ sức khỏe để thực hiện phẫu thuật.
  • Bước 2: Làm các xét nghiệm, chuẩn đoán hình ảnh để xác định vị trí, kích thước của các khối nhân.
  • Bước 3: Dựa vào kết quả xét nghiệm lên phương án phẫu thuật và xác định khối lượng phẫu thuật.
  • Bước 4: Thông  báo với người bệnh về phương án phẫu thuật.
  • Bước 5: Tiến hành điều trị, thực hiện phẫu thuật cắt bỏ một phần tuyến giáp
  • Bước 6: Theo dõi sau phẫu thuật

4.5. Chi phí chữa bệnh nhân ”nhân tuyến giáp” bằng phẫu thuật

Phương pháp này đòi hỏi bác sỹ thực hiện có trình độ chuyên môn cao và khả năng phán đoán. Chi phí thực hiện các xét nghiệm dao động từ 1.000.000 – 2.000.000 VND cụ thể cần xét nghiệm:

  • Xét nghiệm máu
  • Siêu âm
  • Chụp CT, cắt lớp
  • Xác định

Chi phí thực hiện phẫu thuật là khoảng 10.000.000 VND và đặc biệt là bảo hiểm y tế sẽ chi trả cho người bệnh 80% nên chi phí điều trị rất là hợp lý. Tuy nhiên, trong trường hợp cắt bỏ hoàn toàn tuyến giáp thì bệnh nhân cần bổ sung các hormone tuyến giáp định kỳ theo chỉ định của bác sỹ.

5. Chữa bệnh ” nhân tuyến giáp” bằng iod phóng xạ

5.1. Nguyên tắc điều trị

Phá hủy tế bào tuyến giáp bằng iod phóng xạ.

Iod là một thành phần rất quan trọng để tổng hợp hormone , vì vật tuyến giáp sẽ hấp thụ iod để sản xuất hormone .

Tế bào tuyến giáp bình thường và tế bào nhân tuyến giáp đều có khả năng hấp thụ iod phóng xạ. Khi quá trình này diễn ra, năng lượng từ iod phóng xạ sẽ phá hủy các tế bào tuyến giáp trong đó có cả nhân tuyến giáp.

5.2. Đối tượng điều trị

  • Người bệnh sau khi phẫu thuật tuyến giáp
  • Người bệnh được chuẩn đoán là bệnh ” nhân tuyến giáp” thể biệt hóa.
  • Người bệnh có dấu hiệu bệnh ”nhân tuyến giáp” phát triển thành ung thư tuyến giáp.

5.3. 4 bước thực hiện

  • Bước 1: Kiểm tra tổng thể trước khi khám bệnh. Bác sỹ yêu cầu người bệnh một số chuẩn bị trước khi trình điều trị như. Hạn chế ăn thực phẩm chứa iod để đảm bảo tuyến giáp trong tình trạng thiếu iod.
  • Bước 2: Bổ sung hormone TSH bằng đường tiêm hoặc ngừng uống thuốc điều trị u tuyến giáp khác 2 tuần trước khi phẫu thuật.
  • Bước 3: Chuẩn đoán bằng hình ảnh

Người bệnh được cho uống một đồng vị của iid phóng xạ để xác định xem chính xác tình trạng hấp thụ iod và từng vị trí của cơ thể.

Nếu không có vấn đề, thì người bệnh được chỉ định cho uống iod 131 cho tế bào tuyến giáp hấp thụ.

  • Bước 4: Sau sử dụng , bệnh nhân có thể về nhà sau 7-10 ngày đến khám lại

5.4. Chi phí chữa bệnh ” nhân tuyến giáp” bằng iod phóng xạ

Chi phí tổng quát cho mỗi lần đến khám và điều trị khoản 2.000.0000 VNĐ. Đây là một chi phí khá hợp lý đới với điều trị u tuyến giáp bằng iod 131

5.5. Lưu ý khi chữa bệnh ”nhân tuyến giáp” bằng iod phóng xạ

Iod 131 là một loại phóng xạ nên vẫn có thể gây nguy hiểm đến mọi người xung quanh nếu như tiếp xúc trực tiếp với chất này. Cho nên người bệnh sau khi điều trị bằng iod phóng xạ cần hạn chế tiếp xúc trực tiếp với mọi người xung quanh.

  • Giữ khoảng các trên 5 mét đối với người khác đặc biệt là trẻ em và người già.
  • Đi vệ sinh cần tránh văng ra ngoài.
  • Không ăn chung, ngủ chung, uống chung …. với người khác để đảm bảo họ không bị phơi nhiễm phóng xạ.
  • Phụ nữ không được mang thai trong vòng 9 đến 12 tháng

Uống thuốc điều trị nhân tuyến giáp

Uống thuốc chữa bệnh nhân tuyến giáp ở giai đoạn đầu

6. Địa chỉ chữa bệnh ”nhân tuyến giáp”

Người bệnh ”nhân tuyến giáp” có thể lựa chọn khám chữa bệnh, điều trị bệnh tại những địa chỉ hàng đầu sau. Đây là tập hợp của những bệnh viện chuyên điều trị u bệnh ” nhân tuyến giáp” hàng đầu Việt Nam. Tuy nhiên, nếu bệnh ở trạng thái nhẹ hoàn toàn có thể điều trị bệnh ở những cơ sở y tế tuyến dưới.

6.1. Bệnh viện nội tiết Trung ương

Bệnh viện nội tiết Trung ương bệnh viện đầu ngành về điều trị các bệnh liên quan đến rối loạn chuyển hóa trong đó có nhân tuyến giáp.

  • Địa chỉ:  Ngõ 215 Đường Ngọc Hồi, Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội
  • Số điện thoại: 024 3853 3527
  • Giờ làm việc: Làm việc cả ngày

Bệnh viện nội tiết trung ương chữa nhân tuyến giáp

Bệnh viện đi đầu trong việc điều trị nhân tuyến giáp

6.2. Bệnh viện K điều trị nhân tuyến giáp

Bệnh viện K là bệnh viện chuyên khoa hàng đầu cả nước về điều trị u bướu. Tại đây có đội ngũ y bác sĩ nhiều kinh nghiệm, tận tình, trang thiết bị hiện đại. Các phương pháp chữa trị bệnh tiên tiến nhất luôn được áp dụng.

  • Cơ sở chính: 43 Quán Sứ – Hàng Bông – Hoàn Kiếm- Hà Nội
  • Cơ sở 2: Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội
  • Cơ sở 3: Số 30 đường Cầu Bươu, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội
  • Số điện thoại: 024 3825 2143
  • Giờ làm việc: Làm việc cả ngày

6.3. Trung tâm Y học Hạt nhân và Ung bướu bệnh viện Bạch Mai

Trung tâm có nhiều trang thiết bị chữa bệnh tiên tiến nhất. Phương pháp điều trị bệnh hiệu quả, áp dụng nhiều công nghệ khoa học hiện đại, đội ngũ bác sĩ nhiều kinh nghiệm.

  • Địa chỉ: 78 Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
  • Số điện thoại: 024 3869 3781
  • Giờ làm việc: Từ 6h-21h

6.4. Khoa Y học hạt nhân thuộc bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội)

Nơi đây ứng dụng kỹ thuật y học hạt nhân trong việc điều trị hiệu quả ung thư nói chung và điều trị nhân tuyến giápnói riêng hiệu quả.

  • Địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo, Bạch Đằng, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Số điện thoại: 024 6278 4126
  • Giờ làm việc: 8h-18h

6.5. Bệnh viện Việt Đức

Bệnh viện Việt Đức là địa chỉ khám chữa bệnh uy tín, nơi có nhiều trang thiết bị hiện đại, các phương pháp chữa bệnh tiên tiến, đội ngũ y bác sĩ nhiều kinh nghiệm. Nơi đây là cơ sở hàng đầu thực hiện các phương pháp phẫu thuật hiệu quả trong đó có phẫu thuật nhân tuyến giáp.

  • Địa chỉ: 40 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Số điện thoại: 024 3825 3531
  • Giờ làm việc: Mở cả ngày

Bệnh việt Việt Đức chữa nhân tuyến giáp

Bệnh viện Việt Đức với nhiều bác sỹ có trình độ chuyên môn cao

6.6. Trung tâm Ung bướu Chợ Rẫy đi đầu trong việc điều trị nhân tuyến giáp khu vực phía Nam

Trung tâm Ung bướu Chợ Rẫy là cơ sở khám chữa bệnh tại thành phố Hồ Chí Minh. Nơi đây có nhiều chuyên khoa điều trị các loại ung bướu bằng những phương pháp hiện đại và tiên tiến nhất.

  • Địa chỉ: 201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, Hồ Chí Minh
  • Số điện thoại: (84-028) 3855 4137
  • Giờ làm việc: Làm việc cả ngày

7. Các vấn đề sau khi điều trị nhân tuyến giáp

7.1 Sử dụng thuốc

Sau khi điều trị nhân tuyến giáp, người bệnh sẽ được chỉ định uống và duy trì sử dụng các loại thuốc nhất định. Việc sử dụng thuốc nào, liều lượng ra sao, uống trong bao lâu, người bệnh cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc hoặc dừng uống thuốc mà không tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị.

Uống thuốc định kỳ theo chỉ định của bác sỹ

Luôn tuân thủ hướng dẫn của bác sỹ chuyên môn trực tiếp điều trị cho người bệnh

7.2 Kiêng cữ

Bệnh nhân cần phải thực hiện chế độ sinh hoạt và ăn uống theo chỉ dẫn của bác sĩ về những điều được làm hoặc không được làm. Sau khi điều trị nhân tuyến giáp, người bệnh cần được nghỉ ngơi và phục hồi, không nên làm việc nặng, hoạt động quá sức. Để sức khỏe tiến triển tốt, cần tránh xa các chất kích thích, đồ uống có cồn, các chất độc hại…

Người bệnh nhân tuyến giáp sau khi điều trị nên tránh ăn thực phẩm từ đậu nành, đồ hộp, thực phẩm chế biến sẵn, nội tạng động vật…vì chúng sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

7.3 Kiểm tra định kỳ

Việc kiểm tra sức khỏe định kỳ sau khi điều trị nhân tuyến giáp 3 tháng/lần cần được duy trì trong 1 năm đầu để giúp người bệnh theo dõi sát sao tình trạng cơ thể của mình và phát hiện, điều trị kịp thời những biến chứng phát sinh sau điều trị.

Sau 1 năm, cần thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần.

Thường xuyên thăm khám định kỳ, kiểm tra. Tránh trường hợp tái phát

Thăm khám thường xuyên các bệnh sau liệu trình điều trị bệnh

8. Câu chuyện bệnh nhân điều trị nhân tuyến giáp thành công

Chị Phan Thị Uyên Thảo sống tại TT Diên Khánh, huyện Diên Khánh, Khánh Hòa phát hiện cơ thể có những dấu hiệu bất thường như đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi… Chị đi khám tại bệnh viện Đa khoa Hòa Hảo tại thành phố Hồ Chí Minh thì được xác định có khối u tuyến giáp. Các bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị cho chị Thảo là xạ trị. Tuy nhiên, vì lo ngại xạ trị nóng bức, khó chịu, nhiều tác dụng phụ nên chị đã tìm hiểu các biện pháp chữa bệnh bằng Đông y.

Khi tìm hiểu về các loại thảo dược có khả năng hỗ trợ điều trị nhân tuyến giáp, chị đã tình cờ phát hiện sản phẩm Ancan. Chị thấy thành phần của Ancan có nhiều thảo dược quý như Xạ đen, Thông đỏ, Linh chi, Curcumin…lại được đội ngũ bác sĩ, chuyên gia của Ancan tận tình tư vấn nên chị bắt đầu sử dụng đều đặn sản phẩm.

Sử dụng tháng đầu tiên, chị thấy cơ thể có nhiều thay đổi như đi tiểu nhiều hơn, mồ hôi ra nhiều, khó ngủ… Tin rằng Ancan đang giúp hỗ trợ điều trị bệnh của mình, chị tiếp tục duy trì sử dụng thêm 2 tháng nữa. Uống xong 3 tháng, chị đi tái khám tại Đà Nẵng thì được kết luận u tuyến giáp của chị đã lành tính.

Vui mừng vì bệnh tình đã có chuyển biến tốt, chị càng tin tưởng Ancan và tiếp tục duy trì uống để nâng cao sức khỏe. Giờ đây, chị có thể tự tin đã kiểm soát tốt bệnh tình của mình, tiếp tục những công việc dang dở, chăm lo cho gia đình.

Câu chuyện của chị Phan Thị Uyên Thảo được chia sẻ tại đây:

Với những chia sẻ và thông tin trên đây, mong rằng những bệnh nhân đã hiểu rõ hơn về bệnh tình của mình cũng như phần nào xác định được phương hướng điều trị nhân tuyến giáp phù hợp. Đối với người khỏe mạnh, hãy luôn cẩn trọng và theo dõi sức khỏe của mình nhé.

5/5 - (1 bình chọn)
Trích dẫn
Bình luận Wordpress

Bình luận Facebook